Sơn kháng kiềm, kháng muối

Sơn kháng kiềm, kháng muối: Việt Nam có chiều dài đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Mang lại rất nhiều lợi thế cho nền kinh tế đất nước ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, môi trường khu vực biển được xếp vào một trong những môi trường khó tính nhất. Mọi chất liệu khi tiếp xúc trực tiếp hoặc hơi nước biển bốc lên. Với đặc tính của muối, các công trình dân dụng, công nghiệp đều bị tác động, hư hại và xuống cấp trầm trọng theo thời gian. Nơi mà hàng ngày, hàng giờ các công trình dân dụng và công nghiệp chịu một lượng muối lớn từ hơi nước biển bốc lên, theo gió bám dính vào bề mặt công trình. Điều đó đặt ra nhiều thách thức lớn cho nhiều ngành, nghề.

Bên cạnh các dòng sản phẩm sơn chống thấm, trang trí…thì có thể nói đến sản phẩm sơn dành cho ngành công nghiệp như: sơn epoxy, sơn tĩnh điện… có thể chống chọi được với môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là dòng sơn có thể kháng muối dành cho các công trình dân dụng và công nghiệp các vùng biển, ven biển và hải đảo.

Vậy sơn kháng kiềm, kháng muối là gì? Ưu điểm? và phương án thi công sơn kháng kiềm, kháng muối như thế nào? Hãy cùng Sơn TADAPHA tìm hiểu nhé!

1. Sơn kháng kiềm, kháng muối là gì?

Sơn kháng muối là dòng sản phẩm sơn có đặc tính có thể chống chọi được tính kiềm. Dùng cho công trình ven biển, nhiễm mặn, nhiễm phèn; các loại bê tông non ít ngày tuổi; đòi hỏi tiến độ thi công nhanh…

Sơn kháng kiềm, kháng muối có thể được phân thành 02 loại chính:

  • Sơn kháng kiềm, kháng muối gốc nước
  • Sơn kháng kiềm, kháng muối gốc dầu
sơn kháng kiềm, kháng muối

2. Ưu điểm của sơn kháng kiềm, kháng muối

Với mỗi loại có những ưu điểm và tính chất và ứng dụng trong trường hợp khác nhau:

Sơn kháng kiềm, kháng muối gốc nước:

 Là dòng sơn chuyên dụng, nó thường được dùng để bảo vệ các công trình xây dựng dân dụng ở các vùng hảo đảo, vùng ven biển những nơi thường xuyên phải chịu sự tiếp xúc với nước biển hoặc hơi mặn bốc lên bởi nước biển.

Điểm đặc biệt của loại sơn chịu mặn này là:

  • Thi công tương tự như sơn nước thông thường nhưng điểm khác biệt là dùng sơn lót kháng kiềm, kháng muối làm lớp sơn trung gian(lớp lót) và sơn phủ màu dùng hệ sơn men sứ gốc nước. Kết hợp giữa 2 hệ thống sơn này giúp bề mặt sơn không bị bong tróc và bền màu.
  • Ngoài ra, việc kết hợp lớp sơn lót chịu  mặn và lớp sơn phủ màu gốc nước mang lại độ bền cao trên mọi công trình. Đặc biệt là đối với các vùng nước chịu mặn, thường xuyên tiếp xúc với nước biển.

Hiệu quả khi sử dụng sơn lót kháng kiềm, kháng muối gốc nước và sơn phủ màu men sứ không chỉ là đảm bảo độ bền về màu sắc sơn trên công trình xây dựng trong nhà cũng như ngoài nhà mà hệ sơn này còn mang lại một giá trị lâu dài cho những công trình khi xây dựng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cát nhiễm mặn, gạch nhiểm mặn. Hai hiện tượng này sẽ làm cho công trình xuất hiện các vệt loang dạng phấn trắng (muối) hay bị sùi lớp vữa trát bên ngoài tường gạch hay hiện tượng mất màu sơn.

Xem thêm: Bảng giá sơn TADAPHA kháng kiềm, kháng muối (ngang với sản phẩm sơn nước thông thường trên thị trường)

sơn kháng kiềm, kháng muối

Sơn kháng kiềm, kháng muối gốc dầu

          Là dòng sơn ra đời sớm nhất, bao gồm 2 dòng sản phẩm chính là sơn chống rỉ chịu mặn và sơn phủ màu chịu mặn. Với các nhà sản xuất sơn gốc dầu có liên quan đến tàu thuyền thì gần như hãng nào cũng có. Mục đích sử dụng vẫn là các công trình trên biển, hải đảo, ven biển nhưng lại là các công trình công nghiệp liên quan đến gỗ và kim loại tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước biển. Như tàu biển, ghe, các giàn khoan….

  • Sơn chống rỉ chịu mặn được dùng làm lớp lót đầu tiên trên các bề mặt gỗ và kim loại, là lớp trung gian tiếp giáp giữa lớp sơn phủ khác với bề mặt vật dụng, các công trình công nghiệp trong môi trường biển. Quy trình thi công sơn chống rỉ chịu mặn vẫn là thi công theo phương pháp như sơn chống rỉ gốc dầu thông thường: Làm sạch bề mặt vật dụng, pha dung môi vào sơn, sử dụng sung phun, chổi quét hoặc lu lăn sơn dầu.
  • Sơn phủ màu chịu mặn được dùng để sơn phủ các loại vật dụng bằng gỗ, kim loại, các công trình công nghiệp trong môi trường biển. Là lớp sơn phủ màu tạo độ thẩm mỹ bên ngoài nên quá trình người dùng sử dụng bắt buộc phải lựa chọn màu theo bảng màu sơn phủ chịu mặn mà nhà sản xuất đã thiết kế cố định đưa ra trên thị trường.

3. Phương pháp thi công sơn phủ màu chịu mặn

Phương pháp thi công sơn kháng kiềm gốc nước cũng chính là phương pháp thi công sơn lót kháng kiềm.

  • Nếu là sơn mới hoàn toàn thì thợ thi công chỉ cần đợi lớp sơn lót khô sau đó sẽ sơn lớp phủ màu hoàn thiện.
  • Nếu lớp sơn cũ còn tốt bắt buộc thợ thi công vẫn làm sạch bề mặt để sơn phủ lên lớp sơn cũ.

Xem thêm: Bảng giá sơn kháng kiềm, kháng muối Tadapha và hệ thống Nhà phân phối các tỉnh thành

Tadapha Tổng hợp